Xe nâng hay bất cứ thiết bị nào khác, trước tiên đều cần phải nắm rõ nguyên lý vận hành của nó, rồi sau đó mới có thể sử dụng nó đúng cách và lâu dài được. Chính vì vậy, việc tìm hiểu kỹ càng về xe nâng người trước khi sử dụng là rất cần thiết. Vậy nên, hãy cùng bóc tách vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé.
Cấu tạo xe nâng người cắt kéo
Xe nâng người thường được chia thành 2 bộ phận chính là phần Thân Xe, Giỏ Xe
Cấu tạo phần thân xe nâng người
- Trước tiên là hộp điều khiển, nơi chỉ huy các hoạt động của xe như nâng hạ, di chuyển tiến lùi, quay trái, quay phải.
- Tiếp theo là bộ Ắc quy nơi cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống của xe.
- Hệ thống thủy lực chịu trách nhiệm chính trong quá trình nâng hạ.
- Hệ thống di chuyển mang chức năng di chuyển tiến lùi cũng như trái phải của xe.
- Hệ thống bánh xe thủy lực giúp xe di chuyển linh hoạt nhờ hai bánh trước có thể xoay 180o
Cấu tại phần Giỏ xe nâng người
Tại đây là sàn thao tác cho công nhân, được thiết kế chắc chắn nhờ bao quanh bởi dào chắn kim loại, giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người làm việc.
- Hộp điều khiển được lắp cùng với giỏ xe giúp người làm việc có thể thao tác thuận tiện và dễ dàng.
- Bên cạnh hộp điều khiển là hộp tài liệu vận hành xe.
Nguyên lý hoạt động xe nâng người
Đầu tiên khi người sử dụng thao tác các nút bấm trên hộp điều khiển, hệ thống điều khiển ngay lập tức tiếp nhận và luân chuyển những tín hiệu này đến mô tơ bơm thủy lực. Sau đó, mô tơ bơm thủy lực sẽ nhanh chóng bơm dầu thủy lực vào xilanh và cung cấp áp lực cho thanh xilanh để có thể đẩy ra hoặc co lại thông qua van áp.
Cơ chế di chuyển của xe nâng người cắt kéo cũng giống như ôtô. Đều sử dụng động cơ điện( hoặc dầu) để chuyền động lực momen cho bánh xe, giúp xe có thể chi chuyển tiến lùi. Bên cạnh đó, có một động cơ khác mang nhiệm vụ đánh lái trái và phải.
Để vận hành được xe, nguồn năng lượng nào hoạt động cho xe cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Xe nâng người cắt kéo thường được sử dụng với 2 loại động cơ chính là: động cơ chạy điện và động cơ chạy dầu diesel.
– Đối với động cơ điện: tiết kiệm nhiên liệu, không xả khí thải và ít gây ra tiếng trong thời gian làm việc, rất phù hợp sử dụng cho môi trường trong nhà.
– Đối với động cơ dầu diesel: Có thể làm việc liên tục trong nhiều giờ. Đồng thời có thể di chuyển trên nhiều loại địa hình khác nhau, nhưng trong quá trình sử dụng có gây ra tiếng ồn, rất phù hợp sử dụng cho môi trường ngoài trời.